Tin tân hà

ĐIỀU NÊN BIẾT ĐÊ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC MẦM NON

22/09/2020-03:47:48pm

Quản Lý Thiết Bị Giáo Dục Mầm Non Của

Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo

 

 Điều Nên Biết Để Xây Dựng Trường Học Mầm Non

Hưng Yên ngày 08/09/2020

Nội Dung Nghiên Cứu: Trang Thiết Bị Giáo Dục Mầm Non

Mục Lục

*Lời mở đầu

Thiết bị mầm non của phòng giáo dục và đào tạo

Tổng quan nghiên cứu

*Một số khái niệm.

  1. Thiết bị mầm non

*Thực Trạng Trang Thiết Bị Mầm non Hiện Nay

  1. Tình hình giáo dục trường mầm non
  2. Quy mô trường lớp
  3. Đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục
  4. Thực trạng đồ dùng đồ chơi
  5. Đồ dùng thiết bị dùng chung cho các hoạt động

*Biện Pháp Giải Quyết Trang Thiết Bị Đồ Dùng.

  1. Biện pháp nâng cao nhận thức về giáo dục và quảng lý thiết bị mầm non
  2. Biện pháp lập kế hoạch quản lý phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục mâm non và tình hình thực tế của các trường mầm non.

Kết Thúc.

  1. Lời mở đầu.

Để tiếp tục phát triển hoàn thiện hệ thống giáo dục khối mầm non việt nam trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn, nhà nước vẫn cố gắng huy động để xây dựng hoàn thiện cấp giáo dục mầm non. Việc tổ chức quy hoạch hệ thống và khai thác có hiệu quả thiết bị giáo dục và dụng cụ học tập là vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết.

Nhằm mục đích chỉ ra lợi thế về mặt giáo dục xã hội Chúng tôi Cty Tnhh Thiết Bị Giáo Dục Tân Hà đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu ( Đánh giá hiệu quả giáo dục mầm non, đặc biệt là thiết bị giáo dục dạy học ). Do đó học để biết học để hiểu học là để làm và học để chung sống hoà bình.

Như bác hồ nó “những nhà quản lý giáo dục, những thầy cô giáo – là những người có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp trồng người, hãy luôn khắc ghi những lời Bác căn dặn, coi đó là kim chỉ nam định hướng cho triết lý giáo dục hiện đại nhằm tìm ra giải pháp đưa nền giáo dục nước nhà phát triển tích cực và bền vững, góp sức vào công cuộc CNH-HĐH đất nước, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.”

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hôị nghi ̣Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã nhâṇ điṇh giáo dục và đào tạo nước ta trong thời gian qua : “Đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa”. “Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu,... đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp.

Do đó, việc tăng cường thiết bị tiên tiến hiện đại là nhiêṃ vu ̣quan troṇ g của giáo dục và đào tạo sẽ góp phần nâng cao hiệu suất lao động, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo đáp ứng tốt với yêu cầu phát triển giáo dục xã hội trong xu thế hội nhập hiện nay. Đối với các trường mầm non, thiết bị giáo dục không chỉ phục vụ cho việc dạy học của cô và trò tốt hơn mà nó còn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng - vô cùng quan troṇg đối với trường mầm non . Xuất phát từ những lý luận và thưc̣ tiêñ đã phân tích, là người làm chuyên gia nghiên cứu về hệ thống giáo dục mầm non.

Cty tnhh Thiết Bị Giáo Dục Tân Hà đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài trang thiết bị mầm non.

  1. Tổng quan nghiên cứu một số khái niệm về mầm non.
  2. Thiết bị giáo dục mầm non.

Thiết bị giáo dục là hệ thống trang thiết bị phương tiện kỹ thuật hoạt động cho việc giảng dạy giáo dục học tập của giáo viên và học sinh, đáp ứng yêu cầu của giáo dục

  • Về bản chất: Là hệ thống trang thiết bị và các điều kiện vật chất phục vụ và tham gia vào quá trình giáo dục nhàm đáp ứng yêu cầu của trương trình giáo dục mầm non.
  • Về tên goi: Hệ thống thiết bị giáo dục trong trường mầm non gồm đồ dùng, thiết bị dạy học, đồ chơi, sách vở tái liệu băng đĩa.


Hiện nay trên cả nước Ở lứa tuổi này, trẻ hiếu động, thích tự khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh hầu hết các cơ sở GDMN đã chú trọng xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện. Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được đầu tư đồng bộ, phù hợp độ tuổi, thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại trường/lớp mầm non.

Tuy nhiên các thiết bị đồ dùng học tập như bàn ghế tủ kệ, bảng viết và các đồ dùng học tập tượng trưng cho trẻ nhận biết thì chưa đáp ứng được khả thi học tập nhận biết và phát huy bản thân ở lứa tuôi mầm non. Một số cơ sở GDMN (đặc biệt là các nhóm/lớp mầm non tư thục) điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi chưa đảm bảo đúng quy định như phòng học nhỏ, không đảm bảo thông khí, nhà vệ sinh chật chội, thiết kế không phù với trẻ... nên tiềm ẩn nhiều nhiều nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ.

Một số địa phương công tác quản lý, cấp phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục còn lỏng lẻo, dẫn đến một số cơ sở chưa đủ các điều kiện thành lập đã nhận trông giữ trẻ nên đã xảy ra một số trường hợp tai nạn đáng tiếc đối với trẻ.

  1.  Thực Trạng Trang Thiết Bị Mầm Non Hiện Nay.

 - Tình Hình Giáo Dục Trường Mầm Non.

Giáo dục mầm non hiện nay các em tới trường nhiều phụ huynh cho rằng nên đưa trẻ đi học sớm, trẻ sẽ phát triển được nhiều hơn, học được nhiều ở bạn bè và cô giáo. Một số phụ huynh khác lại cho rằng không nên cho trẻ đi học sớm, nên cho trẻ đi học muộn vì không đâu chăm sóc tốt bằng gia đình mình.

Độ tuổi tới trường.

Từ 2 đến 3 tuổi, đó là độ tuổi thích hợp nhất cho bé tới trường. Độ tuổi này, phụ huynh nên cho con đi nhà trẻ, bởi giai đoạn này bé có nhu cầu được giao tiếp với bạn bè cùng tuổi và phát triển các mối quan hệ. Môi trường gia đình không còn đủ với trẻ, bé sẽ cảm thấy buồn chán nếu suốt ngày chỉ quanh quẩn bên bố mẹ, ông bà.

Lúc này, đến trường được giao tiếp thêm với bạn bè, cô giáo với các tính cách đa dạng sẽ giúp bé học nhiều điều mới. Ngoài ra, đây còn là giai đoạn quan trọng để trẻ chuẩn bị tâm lý đi học ở bậc tiểu học. Nếu không được học mầm non, trẻ có thể thiếu kỹ năng xã hội, kỹ năng quan hệ với bạn, thầy cô hay kỹ năng học tập, đặc biệt là khả năng giao tiếp. Trong độ tuổi này, bé tiếp thu cũng như nhận thức hay khám phá những sự việc xung quanh rất nhanh nên nếu cha mẹ có điều kiện, có thể cho trẻ đi học thêm năng kiếu như: múa, hát, họa,… giúp bé tăng khả năng nhận thức của mình.

Nhưng đừng vì muốn con phát triển trí tuệ một cách nhanh nhất mà cha mẹ nhồi nhét trẻ học tập, không có thời gian vui chơi giải trí. Làm như vậy, bé sẽ cảm thấy không thoải mái, tính tự khám phá của trẻ bị hạn chế, thay vào đó là tâm trạng sợ hãi, học để đối phó, thậm chí nhiều trẻ còn cảm thấy sợ mỗi khi phải đi học,

 

  1. Quy Mô Trường Lớp.

- Quy mô trường mầm non, lớp mẫu giáo

Số lượng trẻ và số lượng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trong trường mầm non đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; tất cả các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi.

-Địa điểm trường: trường mầm non đặt tại trung tâm khu dân cư, thuận lợi cho trẻ đến trường, đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường.-Yêu cầu về thiết kế, xây dựng: diện tích mặt bằng sử dụng của trường mầm non bình quân tối thiểu cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Các công trình của nhà trường, nhà trẻ (kể cả các điểm lẻ) được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Khuôn viên ngăn cách với bên ngoài bằng tường gạch, gỗ, kim loại hoặc cây xanh cắt tỉa làm hàng rào. Cổng chính có biển tên trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Trong khu vực trường mầm non có nguồn nước sạch và hệ thống thoát nước hợp vệ sinh.-

-Các phòng chức năng

- Khối a phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo:

- Phòng sinh hoạt chung:

 Đảm bảo diện tích trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Trang bị đủ bàn ghế cho giáo viên và trẻ, đủ đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ hoạt động; có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp. Tất cả đồ dùng, thiết bị phải đảm bảo tiêu chuẩn và phát huy tính năng ưu việt cho trẻ phát triển bao gồm. Tự tin, sang tạo, trách nhiệm, tự giác,kỷ luật, cộng đồng.

- Phòng ngủ: đảm bảo diện tích trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Có đầy đủ các đồ dùng phục vụ trẻ ngủ;

- Khối b phòng phục vụ học tập:

- Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật:có các thiết bị, đồ dùng phù hợp với hoạt động phát triển thẩm mỹ và thể chất của trẻ (đồ chơi âm nhạc, quần áo, trang phục, đạo cụ múa, giá vẽ, vòng tập...).

  3 Chất lượng giáo dục và đội ngũ giáo viên.

Đội ngũ giáo viên là người công tác giáo dục là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối vơi sự thành công hay thất bại của việc nâng cao dân trí, đào tạo nhận lực bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Để thực hiện mục tiêu này cấn nhiều điều kiện yếu tố như xây dựng được nội dung chương trình phương pháp giáo dục phù hợp và cấn có các phương tiện trang thiết bị phục vụ quá trình chăm sóc nuôi dạy trẻ.

Thực tiễn những năm qua chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non cho thấy đội ngũ bước đầu đáp ứng được chất lượng chăm sóc các em khi tới trường, cơ cấu tương đối phù hợp và có tiến độ về chất lượng tuy nhiên vẫn cón tồn tại những bất cập nhất định trong sự đào tạo kiến thức cho các em khi tới trường. Sở dĩ có tình trạng trên là do các giáo viên chưa tạo được hứng thú cho các em tới trường bằng các phương pháp học tập kết hợp với vui chơi.

Nhằm đem lại cho các em khi tới trường có kiến thức và sự tự tin, trách nhiệm, cộng đồng, tự giác, kỷ luật, sang tạo.

Để khác phục những tồn tại trên nhằm duy trì và phát triển đội ngũ giáo viên mầm non có chất lượng để chăm sóc và giảng dạy cho các em khi đến trường. Cần chuẩn hoá về trình độ chuyên môn, đổi mới giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

4. Thực Trạng Đồ Dùng Đồ Chơi

Hiện nay thiết bị đồ dùng đồ chơi học tập trong lớp học mầm non được bộ giáo dục sác định gồm: bảng viết, tủ đựng đồ học tập, tủ đựng đồ chơi, tủ đựng đồ cá nhân, bàn ghế, tử góc học tập.

Mỗi món đồ ít nhấn cũng cung cấp một cơ hội để trẻ tìm hiểu khám phá, các món đồ chơi sẽ tham giá vào quá trình nhận thức, tác động tích cự vơi các giác quan của trẻ phát huy trí tưởng tượng và cho trẻ cơ hội học tập kỹ năng tương tác với người khác và nhiều kỹ năng khác.

Thực tế đồ dùng học tập và đồ dùng đồ chơi học thông qua đồ chơi và vai trò chơi giúp trẻ hình thành thái độ tích cực với học tập giáo viên sử dụng nó đẻ dạy các kiến thưc về môi trường xung quanh. Để đáp ứng thiết bị đồ dùng học tập các giáo viên tự xây dựng trên khả năng tư duy của từng giáo viên sao cho có ý nghĩa và sử dụng đồ chơi dạy phù hợp. Lớp học mầm non không thể thiếu thiết bị đồ dùng học tập và đồ dùng đồ chơi, do đó bằng mọi hình thức nhà trường và các cô giáo cần cung câp đồ cần thiết cho các em them hiểu biết.

Việc giáo viên mầm non tự làm đồ chơi mục đich trước hết để cung cáp them đồ chơi cho phù hợp bù đắp lại thiếu thốn và giảm chi phí mua sắm, đồ chơi tự làm tuy đơn giản nhưng cũng phát huy khả năng tưởng tượng và sáng tạo của trẻ. Đồ chơi công nghệ cao và đồ chơi tự làm đơn giản đều có chắc năng giúp trẻ tiếp cận vơi thế giới xung quanh, giúp trẻ giải trí và học tập.

Khó khăn hiện nay các trường mầm non được bộ giáo dục đào tạo cấp trang thiết bị đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học, tuy nhiên theo danh mục đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non. Do trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi trong nhà trường còn thiếu thốn về chất lượng nhiều thiết bị không đáp ứng được hết mong muốn của giáo viên, cũng như tạo không gian và sự tự do sáng tạo khi các em tham gia tại lớp, các thiết bị còn chút phản tác dụng với giáo dục.

  1. Đồ Dùng Thiết Bị Dùng Chung Trong Các hoạt Động.

Hầu hết các lớp học mầm non hiện nay đều xây dựng lợp học theo chủ đề góc hoc tập, các góc phù hợp với các chủ đề góc học tập tạo cho trẻ một số tư duy nhưng chưa đem lại toàn bộ kiến thức khi chỉ được nghe kể. Điều đó làm cho các em nhỏ chưa phát huy được tính nhận biết. Các thiết bị đồ dùng góc chưa phong phú đồ dùng học tập chưa được bố trí có khoa học. Đồ Dùng đồ chơi chưa phát huy trí tưởng tượng và tạo cơ họi cho trẻ sáng tạo, khi thực hiện học tập giáo viên chưa chú ý những điểm lựa chọn nguyên vật liệu làm đồ chơi mang tính trưng bày, trang trí.

  1. Giải Pháp Giải Quyết Không Gian Lớp Học Mầm Non ( Thiết Bị Đồ Dùng Mầm Non )

Ngôi trường mần non hiện nay là trung tâm phát triển của trẻ khi bắt đầu khám phá thế giới xung quanh để phát triển chở thành chủ nhân tương lại, những trục cột kinh tế, chính trị, giáo dục…

 Tương lai của đất nước.Một ngôi trường với không gian sạch đẹp, khoa học và an toàn sẽ giúp các em có cơ hội phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, vui chơi và học tập tốt hơn.

 null

  • Đầu tiên chúng ta cần biết như nào là lớp học mở? gồm những gì.

Đối với trường mầm non môi trường giảng dạy chăm sóc cần phải tại không gian mở cho các em tới trường có cảm giác an toàn và thân thiên, là một những lý do  nhà trường và các cô cần tạo ra một không gian lớp học mở.

 Xác định được tầm quan trọng trong việc tạo môi trường mở  trong nhóm lớp cho trẻ hoạt động là rất quan trọng và cần thiết Kinh nghiệm tạo môi trường mở trong nhóm lớp, giúp trẻ lớp chồi  hoạt động tích cực để hoàn thành tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Lớp học gồm các ý sau để tạo thành lớp học mở.

  • Bố trí đón nhận bé từ bên ngoài lớp,
  • Sắp xếp lớp theo nhóm đểtạo không khí khi tham gia
  • Trang trí bảng học trong lớp theo giáo trình học hôm nay
  • Bày biện các thiết bị dạy học

Bản chất của trẻ là thích hoạt động chơi hoạt động nhóm trong các góc học tập và từ hoạt dộng góc đó trẻ sẽ mô phỏng lại xã hội của người lớn. Hoạt động góc có tác dụng giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực thảm mỹ, ngôn ngữ, trí tuệ và tình cảm xã hội. Đó chình là lý do tại sao các trường mầm non quốc tế đều thiết kế góc học tập một cách tỉ mỉ và sáng tạo nhằm phát triền tối đa khả năng của trẻ.

Góc học tập nơi trẻ em được sáng tạo sở thích theo trí tưởng tượng của  mình.

Trong lớp học cần sắp xếp đồ dùng đồ chơi dễ lấy, dễ cất, có ký hiệu riêng cho các góc chơi, đồ chơi, đồ dùng cá nhân trẻ.
Bố trí các góc hoạt động hợp lí: Góc hoạt động cần yên tĩnh bố trí xa góc hoạt động ồn ào, góc thư viện/sử dụng sách, tranh ở những nơi nhiều ánh sáng…Các góc hoạt động có “ranh giới” rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi. Sắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ dàng quan sát/ giám sát được toàn bộ hoạt động của trẻ. Tên hoặc ký hiệu các góc đơn giản, gần gũi với trẻ, được viết theo đúng quy định mẫu chữ hiện hành. Nhiều góc sẽ ở trong phòng, nhiều góc sẽ ở ngoài trời. Các góc phải được bày biện hấp dẫn. Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc trưng cho từng góc.

Việc cho trẻ hoạt động góc với các dụng cụ được thiết kế tiện ích và sáng tạo, bố trí sắp xếp hệ thống giá kệ đồ dùng đồ chơi khoa học, có ký hiệu cụ thể trật tự, có nguyên tắc nhằm giúp trẻ dễ lấy, dễ cất, dễ sử dụng.

Nhà trường giáo viên thiết kế bài tập tại các góc chơi của trẻ phù hợp theo từng lĩnh vực độc tuổi, chuẩn bị nguyên liệu phong phú, đa dạng theo nội dung hoạt động.

Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất, được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề/hoạt động và hứng thú của trẻ. Có nguyên vật liệu mang tính mở (lá cây, hột hạt…), sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm chưa hoàn thiện…Có sản phẩm mua sẵn, sản phẩm cô và trẻ tự làm, sản phẩm của địa phương đặc trưng văn hóa vùng miền (trang phục, dụng cụ lao động…) Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu an toàn, vệ sinh, phù hợp với thể chất và tâm lí của trẻ mầm non. Học liệu, thiết bị, đồ chơi được điều chỉnh để hỗ trợ trẻ khuyết tật (nếu có).
Đồ chơi, học liệu, trang thiết bị ở các góc/khu vực hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh: không có đồ sắc nhọn, không độc hại, được vệ sinh sạch sẽ, được bảo dưỡng định kì, sửa chữa kịp thời, tạo hình ảnh và ấn tượng riêng của trường/lớp.

  • Không gian vui chơi học tập trong nhà

Góc Xây Dựng.

Được xem là một trong những góc học phát huy sáng tạo của trẻ thông qua việc xây dựng hay thiết kế những không gian mà mình yêu thich, tại góc học này trẻ có thể giả vờ đóng vai các chú công nhân, những việc làm của trẻ thể hiện cần cù cặm cui làm công việc của nhười công nhân, đồng thời giúp trẻ học được cách biết hợp tác với nhau thể hiện một công việc được giao.

Để trang trí cho góc xây dựng thật phù hợp, các cô giáo cần chuẩn bị các nguyên vật liệu xây dựng chẳng hạn như gạch, bộ lắp ghép, bộ xếp hình tranh ghép, hàng rào, cấy xanh, các loại hoa, bàn ghế ... trang phục của bác thợ xây ngoài ra các cô có thể sử dụng một vài hình ảnh vẽ về người đang làm việc như xây nhà, xây hàng rào,… để trẻ dễ dàng hình dung.

Với một số lượng đồ dùng dùng thiết bị giảng dạy góc xây dựng cần rất nhiều không gian cũng như bố trí sắp xếp các vật dụng sao cho tiện ích nhất. Để đáp ứng được điều đó cần có các giá kệ đựng, các tủ đựng đồ dùng tiện ích.

Tủ đựng đồ dùng đồ chơi

Góc Nghề nghiệp Bác Sỹ

Vừa tạo cho trẻ sự thích thú khi tham gia trò chơi mà cũng vừa giúp các em trang được nỗi sợ hãi khi phải khám bác sỹ ngoài đời thực, tại đây trẻ có thể giả vờ đóng vai bác sỹ, trẻ thể hiện mình là một bác sỹ tốt hết long chăm sóc bệnh nhân những hoạt động của trẻ nhằm đến mục đích cuối cùng là chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân. Trẻ được thoả mãn nhu cầu của trẻ khi tham gia vào xã hội người lớn.

Để có thể trang trí góc chủ đề nghề nghiệp bác sỹ hiệu quả dung như ý nghĩa nó mang lại các cô giá cần chuẩn bị các dụng cụ y khoa chẳng hạn như mô hình rang miệng, hộp thuốc, ống xilanh những đồ vật của tiệm thuốc. Bên cạnh đó là cũng cần phải chuẩn bị một vài chiếc áo blue hay mũ y tế để trẻ mặc cảm thấy mình thật sự giống một bác sỹ.

Góc học tập

Những thiết bị dạy học, giáo cụ mầm non thường được thiết kế rất đơn giản gần gũi với cuộc sống như: bộ lắp ghế mo hình nhà ở, bộ chữ cái màu sắc…giúp bé có thể học tập nhận biết và tiếp cận với môi trường xung quanh một cách dễ dàng hơn, điều này mang lại một tâm lý thoải mái trong việc học tập và phát triển của trẻ.

Hiểu được tầm quam trọng của thiết bị dạy học trong quá trình phát triển trí tuệ và khả năng vạn động của trẻ. Bộ giao cụ dạy học với thiết kế khoa học phù hợp với từng môn học và kỹ năng cần thiết giúp bé phát triển kỹ năng trong các môn học.

Đồng hành cũng thiết bị dạy học không thể thiếu các dụng cụ đựng đồ. Với không gian lớp học đẹp thân thiện tạo hứng khởi học tập các kiểu trang trí tủ kệ hợp

Với đầy đủ tiện nghi dùng cho học sinh và sinh hoạt: các góc chơi theo chủ đề các trang thiết bị và đồ dùng giảng dạy tủ đựng giày, tủ đựng chăn gối, quần áo, tủ đưng đồ chơi, cac bin dạy học … đặc biệt mỗi lớp học đều được thiết kế trang trí với các đồ dùng khơi gợi ở trẻ trí tưởng tượng, giúp phát huy khả năng tư duy sáng tạo khi tới trường.

Tất cả các đồ dùng đều đạt tiêu chuẩn của bộ giáo dục, tại đây các bé có thể tham gia cac hoạt động vui chơi, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau khi nghe truyện, giúp các bé xây dựng long tự tin, khả năng nói trước công chúng từ khi còn nhỏ.

Không gian vui chơi thể chất giúp trẻ rèn luyện thể hình mạnh khoẻ khi tham gia các hoạt động tập thể nhóm. Phát huy tính đồng đội và chất lượng phôi hợp trong việc chơi cùng.

 

Ở trường mầm non việc tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết, với những trẻ ngủ ít thường có sự mệt mỏi không thích tham gia vào các hoạt động vui chơi và học tập.

Cô sắp xếp phòng ngủ gọn gang sạch sẽ thoáng mát, chuẩn bị cho các trẻ tự lấy thảm ngủ, gối tạo cho trẻ thói quen tốt tự phục vụ bản thân.

  • Không gian vui chơi môi trường thiên nhiên

Môi trường của trẻ ở trường mầm non bao gồm: môi trường tâm lý- xã hội; môi trường thiên nhiên và môi trường vật chất. Môi trường tâm lý xã hội bao gồm các mối quan hệ có liên quan và hỗ trợ lẫn nhau, tạo bầu không khí ấm cúng, thoải mái và an toàn cho trẻ. Mọi trẻ đều cảm thấy được cô yêu thương và được đối xử công bằng. Tạo tâm lý tin cậy, mong muốn sẻ chia, gần gũi, biết cách lắng nghe trẻ, chia sẻ cảm xúc kinh nghiệm, chia sẻ ý tưởn

Môi trường thiên nhiên chính là không gian sống thân thiện, trẻ có cảm giác được sống an toàn, được tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên là điều kiện tác động mạnh mẽ đến cảm xúc, hành vi của trẻ. Cần đủ ánh sáng, không khí trong lành, sắp xếp phòng nhóm thông thoáng. Tận dụng các khoảng trống để trồng cây, cỏ, hoa, rau… Chọn các loại cây thích hợp để trồng cho trẻ quan sát, thực hành chăm sóc, khám phá thử nghiệm và bảo vệ.

Hạn chế bê tông hóa sân, vườn trường, hạn chế tối đa hóa chất khử mùi, tẩy rửa và trang trí trường lớp bằng các cây, hoa giả. Tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời với các nội dung: quan sát có chủ đích, chơi vận động, chơi tự do, vẽ, đọc sách…. trên sân trường. Xây dựng môi trường vật chất trong trường mầm non cần quy hoạch hài hòa với thiên nhiên Sân chơi ngoài trời phải thỏa mãn nhu cầu vận động: đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, chui, ném…., thực hành tham gia giao thông của trẻ. Nên thận trọng trang bị những đồ vật mang tính chất trang trí tốn kém như: hòn non bộ, các hình vật bằng bê tông

Có thể nói xây dựng môi trường thân thiện trong trường mầm non sẽ góp phần giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện, là trách nhiệm của mỗi nhà giáo, mỗi gia đình và toàn xã hội.

 

Tags:

Tin tức liên quan

BẢNG TƯỜNG GHIM TRANG TRÍ VÀ TIÊU ÂM

31/07/2021

BẢNG TƯỜNG GHIM TRANG TRÍ VÀ TIÊU ÂM

GIẢI PHÁP CHO TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN: Khắc phục các sự cố âm thanh phổ biến này là một trong những trọng tâm chính của Mảng tường ghim trang…

Thiết Kế Nội Thất Văn Phòng Cty Đẹp Đảm Bảo Công Năng Làm Việc

20/02/2021

Thiết Kế Nội Thất Văn Phòng Cty Đẹp Đảm Bảo Công Năng Làm Việc

Cty TNHH TBGD Tân Hà ( tanhacorp.vn ) Thiết Kế văn phòng cty phòng học phòng đa năng Tân Hà có nhiều năm kinh nghiệm trong mảng thiết kế và…

Điểm mặt những biểu hiện của giáo viên lười ngại đổi mới

14/12/2020

Điểm mặt những biểu hiện của giáo viên lười ngại đổi mới

Tân Hà @tanhaedu Điểm mặt những biểu hiện của những giáo viên lười ngại đổi mới

Phòng Học STEAM - Tân Hà

08/10/2020

Phòng Học STEAM - Tân Hà

Nội thất trường học linh hoạt cho nội thất trường học linh hoạt không gian học tập 21

Lý Do Chọn Tân Hà

21/07/2020

Lý Do Chọn Tân Hà

Những lý do bạn nên chọn sản phẩm của chúng tôi: